Top 05 hầm đường bộ dài nhất Việt Nam
Với diện tích chiếm 3/4 là đồi núi, Việt Nam là nước có hầm đường bộ nhiều nhất và dài nhất Đông Nam Á. Phải kể đến các hầm nổi tiếng thông qua Đèo Cả, Đèo Cù Mông, Đèo Hải Vân,…v.v. Hôm nay, Nhà và Đất Online xin giới thiệu top 05 hầm đường bộ dài nhất tại Việt Nam đến quý độc giả.
Hầm đường bộ dài nhất Việt Nam: Căn hộ Bcons City Thống Nhất Liền Kề Đô Thị Đại Học Quốc Gia TPHCM
Vị trí số 01: Hầm đường bộ qua Đèo Hải Vân (Dài nhất Đông Nam Á – 6,28 km)
Hầm Đèo Hải Vân
Là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á với tổng chiều dài 6,28 km. Nối hai tỉnh miền trung là Đà Nẳng và Thừa Thiên Huế nằm trên tuyến huyết mạch QL 1A. Khởi công vào năm 2000 và hoàn thành sau 5 năm, tổng chi phí lên đến 128 triệu USD.
Hầm Hải Vân trên những con số:
- Dài 6280m, có hai làn xe, mỗi làn rộng 10m và chiều cao xe tối đa 7,5m
- Có 3140 bóng đèn chiếu sáng cho toàn bộ hầm và tốn 25 tỷ VNĐ/năm cho lượng điện tiêu thụ
- Tốc độ tối đa cho phép là 70km/h và tối thiểu là 45km/h
- Khối lượng đất đá phải đào lên đến 600.000 m3
Vị trí số 02: Hầm đường bộ qua Đèo Cả (Tổng chiều dài bao gồm cả đường dẫn – 13,5 km)
Hầm Đèo Cả
Đèo Cả là một trong những con đèo nguy hiểm nhất Việt Nam, nối liền hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên bằng QL 1A. Hầm Đèo Cả được khởi công xây dựng vào năm 2013 và thông xe vào năm 2017. Là hầm có chiều dài hầm chính dài thứ hai Việt Nam. Tổng kinh phí 15,603 tỷ VNĐ theo hình thức BOT. Vận tốc tối đa cho phép lên đến 80km/h, và có thể chịu được động đất cấp 7.
Vị trí số 03: Hầm đường bộ qua Đèo Ngang (Tổng chiều dài bao gồm cả đường dẫn – 2,6 km)
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.”
Hầm Đèo Ngang
Nối hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tỉnh trên trục QL1A, với tổng chiều dài 2,6km. Xây dựng năm 2003 và hoàn thành vào giữa năm 2004. Được tổng công ty Sông Đà xây dựng, và chuyển giao công nghệ từ hầm Hải Vân.
Vị trí số 04: Hầm đèo Cù Mông (Tổng chiều dài 6,6km, trong đó phần hầm dài 2,6km)
Hầm đèo Cù Mông
Sau khi hoàn thành hầm thông Đèo Cả, Phú Yên tiếp tục có dự án hầm qua đèo Cù Mông. Nối Phú yên và tỉnh Bình Định, dự án được kỳ vọng sẽ phá thế ngăn núi cách đèo của Phú Yên trên tuyến QL1A. Khi đó, việc di chuyển giữa Qui Nhơn, Tuy Hòa và Nha Trang sẽ thuận tiện hơn. Tổng kinh phí đầu tư lên đến 3,921 tỷ VNĐ, với tốc độ tối đa lên đến 80km/h. Được khánh thành vào ngày 29/01/2019, với tốc độ tối đa cho phép là 80km/h
Xem thêm thông tin dự án Biệt thự biển Rosa Alba Resort Phú Yên
Vị trí số 05: Hầm đường bộ sông Sài Gòn (Tổng chiều dài – 1,49 km)
Hầm sông Sài Gòn
Dự án hầm chui vượt sông đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á khởi công năm 2004. Nối đường Võ Văn Kiệt và khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tổng kinh phí lên đến 8 triệu tỷ đồng vào năm 2000 dựa vào nguồn vốn vay ODA từ Nhật Bản, hoàn thành vào năm 2011. Nhà thầu chính là nhà thầu Obayashi Corporation của Nhật Bản.
Hầm sông Sài Gòn trên những con số:
- Mỗi đốt hầm nặng 27.000 tấn
- Hầm có tuổi thọ lên đến 100 năm
- Tốc độ lưu thông tối đa 60km/h
- Rộng 33,3 mét và cao 8,9m
Vị trí số 06: Hầm Thung Thi (Tổng chiều dài 6,6km trong đó phần hầm dài 680m)
Đây là đoạn hầm nằm trên tuyến cao tốc Bắc Nam đoạn Cao tốc Mai Sơn – Quốc Lộ 45. Đây là tuyến cao tốc được khởi công vào năm 2020 và khánh thành vào dịp 30/4 năm 2023. Toàn tuyến Hầm Thung Thi có mức đầu tư 1344 tỷ đồng với thiết kế 2 ống hầm, mỗi ống hầm có 3 làn xe cơ giới và 1 làn đi bộ. Vị trí hầm Thung Thi nằm trên địa phận xã Hà Lĩnh, Hà Trung, Thanh Hóa.
Ham-Thung-Thi